Theo quan niệm dân gian thì chim Yến phải ở vùng biển hoặc ra cũng phải gần biển. Vùng ven biển là nơi thoáng đãng, khí hậu trong lành, nhiều phù du và côn trùng. Đó là những yếu tố thích hợp giúp cho chim Yến tìm đến cư trú. Chúng thường sống có đôi, mỗi năm thường đẻ ba lần, mỗi lần 2 trứng. Loài chim này không thể đậu trên cành mà mỗi khi đáp xuống chúng chỉ treo mình trên vách đá hoặc tường nhà, thanh gỗ bằng đôi chân ngắn, nhỏ. Riêng tại cácTP Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk, Pleiku tỉnh Gia Lai, Kon Tum thuộc vùng Tây Nguyên đã có một số mô hình nuôi nhỏ lẻ và cũng đã thành công. Buôn Mê Thuột cũng là nơi lý tưởng cho việc phát triển bầy đàn chim Yến. Chim Yến hầu như có mặt mọi nơi trên đất Việt Nam, vùng Tây Nguyên với thế mạnh là nhiều ao hồ rất rộng lớn, khí hậu và ao hồ rất trong lành, môi trường chưa bị ô nhiễm.
Nói đến chim Yến, người ta nghĩ ngay đến nguồn lợi kinh tế có giá trị rất cao là tổ Yến. Do tổ Yến (Yến sào) khai thác tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, nên nghề nuôi Yến đã hình thành và phát triển ở những địa phương…có Yến. Tại TP Buôn Ma Thuột đã có vài nhà nuôi Yến. Đây là một nghề mới có nhiều triển vọng, nhưng nuôi Yến cũng cần thận trọng vì tính rủi ro cao…Nuôi chim Yến là nghề đem lại giá trị kinh tế rất cao nếu thành công. Tuy nhiên, nghề này nó đòi hỏi sự đầu tư về trí tuệ. Người nuôi phải say mê, nắm vững kỹ thuật và có hiểu biết nhất định về các đặc điểm sinh học của loài chim, để không ngừng chỉnh sửa cho nhà Yến của mình ngày càng hoàn thiện.
Loài chim này sống trong điều kiện môi trường nắng ấm, từ độ cao 500 m trở xuống. Vậy mà TP Kon Tum cao trên 530 m vẫn nuôi được Yến đấy.
![]() |
Nhà nuôi chim Yến ở Kon Tum |
Việc nuôi Yến thành công ở TP Kon Tum mở ra nhiều cơ hội cho người dân Tây Nguyên, nhất là đối với một số vùng đông Trường Sơn ở tỉnh ta như Phú Thiện, Ayunpa, Krông Pa, Kbang, An Khê…Vốn nuôi chim Yến bỏ ra một lần khá lớn từ 700 triệu đến một vài tỷ đồng, song nếu thành công người nuôi Yến có thu nhập ổn định rất cao.