Kỹ thuật nuôi Yến trong nhà |
- Phải trang bị âm thanh giống tiếng kêu của chim Yến, mở máy để phát tiếng kêu mỗi ngày để dẫn dụ chim yến vào nhà nuôi.
- Nhà nuôi lý tưởng phải đáp ứng các vấn đề như:
+ Nhà gạch cũ, bỏ trống lâu ngày, cửa trước và cửa sổ đóng kín.
+ Nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong nhà nuôi phải ổn định
+ Trần nhà không bị dột để tránh mưa tạt, gió lùa hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà nuôi. Như thế, sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của đàn Yến.
+ Thông thường Yến làm tổ trên những sà ngang trên trần nhà, trường hợp nhà dột thì những thanh gỗ này dễ bị ẩm mốc, mục làm ảnh hưởng đến tổ Yến. Thanh gỗ sử dụng trên trần nhà phải đảm bảo không bị mốc, ẩm, sớ gỗ mềm, thời gian sử dụng dài. Đặc biệt không trơn láng vì như thế chim khó bám để làm tổ, nước bọt khó hấp thụ, khi nhiệt độ môi trường lên cao sẽ làm tổ chim quá nóng, ảnh hưởng đến chất lượng của tổ.
+ Diện tích nhà nuôi lý tưởng là 4m x 4m
+ Khoảng cách từ nhà nuôi đến vùng thức ăn không quá 25km
+ Quanh khu vực nuôi đã có nhiều nhà nuôi chim yến.
Nhà nuôi chim Yến cần đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định ở trên nếu chủ nhân muốn đầu tư vào loại hình này. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên thì khi chim Yến vào thám thính, chúng chỉ đến mà không ở và làm tổ. Một cách dễ hình dung nhất, xây nhà cho Yến phải giống như " ngôi nhà tự nhiên" của chúng, tức là những hang đá hiểm trở gần biển. Muốn chim Yến ở được lâu, ngôi nhà bạn xây phải duy trì được tình trạng ổn định trong một thời gian dài. Luôn luôn được theo dõi qua hệ thống camera và hạn chế tới mức thấp nhất những tác động của con người. Hơn nữa, bạn cần phải đảm bảo nhà Yến đủ an toàn, vệ sinh để đàn Yến của mình tránh xa được những tác nhân tiêu cực như dịch cúm, vi rút, vi khuẩn có hại. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống điều hòa, thông gió và tình trạng vệ sinh , phòng bệnh thường niên của chủ nhân.